Giới thiệu.
-
- Trong ESP32 có tất cả 34 chân GPIO:
-
- GPIO 00 – GPIO 19
- GPIO 21 – GPIO 23
- GPIO 25 – GPIO 27
- GPIO 32 – GPIO 39
-
- Lưu ý:
-
- Không bao gồm các chân 20, 24, 28, 29, 30 và 31.
- Các chân GPIO 34 – GPIO39 chỉ thiết lập ở chế độ INPUT.
- Các chân GPIO 06 – GPIO 11 thường được dùng để giao tiếp với thẻ nhớ ngoài thông qua giao thức SPI nên hạn chế sử dụng để thiết lập IO.
- Dưới đây là ví dụ đơn giản về thiết lập IO bằng Arduino để nhấp nháy LED cho ESP32 sử dụng board ESP32-Wifi-Uno.
Chuẩn bị.
Phần cứng | Link |
---|---|
Board ESP32-Wifi-Uno | https://github.com/esp32vn/esp32-iot-uno |
Kết nối.
- Trên board ESP32-Wifi-Uno có đèn D3 nối với chân số GPIO23 và nút nhấn nối với chân GPIO18.
Chương trình.
Chạy chương trình Arduino IDE lên và copy toàn bộ code dưới đây vào và save với lại với một tên bất kì.
int LED = 23; int inPin = 18; int val = 0; void setup(){ pinMode(LED, OUTPUT); pinMode(inPin, INPUT_PULLUP); } void loop(){ while(digitalRead(inPin)==val){ delay(200); digitalWrite(LED, LOW); val = digitalRead(inPin); delay(200); digitalWrite(LED, HIGH); } }
- Lưu ý
-
- Khi chân được thiết lập INPUT không nối với gì thì mặc định khi trả về sẽ là mức HIGH.
- Đèn D3 trên board ESP32-Wifi-Uno sẽ sáng khi chân OUTPUT ở mức LOW.
Nạp chương trình.
Kết nối ESP32 IoT Wifi Uno với máy tính và thực hiện theo hướng dẫn tại đây.
Kết luận.
- Các chân GPIO trên ESP32 là khá ít và đặc biệt trên board ESP32-Wifi-Uno sẽ còn ít hơn nữa, nên khi muốn điều khiển nhiều hơn thì có thể mở rộng thêm bằng các IC như PCF8574 hoặc MCP23017…
- Ngoài chức năng xuất các tín hiệu vào ra ở các chân GPIO, thì vẫn còn chức năng đó là xử lý ngắt (interrupt handling). Về việc tìm hiểu chức năng thì sẽ được giới thiệu ở bài viết sau.